QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VỆ SINH PHÒNG SẠCH

Bảo dưỡng, vệ sinh phòng sạch cần được thực hiện hàng ngày và có kế hoạch cụ thể để đảm bảo độ sạch của phòng sạch. Nếu làm sạch không đúng cách đối với hệ thống phòng sạch có thể vô tình dẫn đến nhiễm khuẩn, nhiễm chéo, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Chỉ nên sử dụng các thiết bị có đủ điều kiện và được sản xuất để chuyên sử dụng trong các phòng sạch để vệ sinh phòng sạch.

Vệ sinh phòng sạch hàng ngày

Vệ sinh phòng sạch cần được làm hàng ngày:

  • Làm sạch tất cả các bề mặt làm việc trong phòng sạch.
  • Hút bụi sàn nhà và các bề mặt tiếp xúc.
  • Dọn sạch rác và các chất thải trong quá trình vận hành sản xuất.
  • Làm sạch các cánh cửa, khung, khóa cửa và các bề mặt tiếp xúc khác trong khu vực phòng sạch…

Bảo dưỡng định kỳ các thiết bị

Bảo dưỡng, vệ sinh phòng sạch và các máy móc luôn được các công ty, doanh nghiệp sản xuất chú trọng. Các thiết bị và vật tư cần thiết phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để kịp thời phát hiện và khắc phục các sự cố.

  • Các tấm panel: nếu phát hiện bị cong vênh hay nứt gãy cần được tiến hành thay thế ngay.
  • Hệ thống chiếu sáng: kiểm tra mức độ chiếu sáng của các bóng đèn, nếu phát hiện cường độ sáng yếu, ánh sáng không đều… cần tiến hành sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.
  • Hệ thống lọc khí: thường xuyên kiểm tra tấm lọc HEPA để phát hiện tình trạng xuống cấp thì tiến hành vệ sinh, sửa chữa hoặc thay thế ngay.
  • Hệ thống sàn phòng và sàn nâng: một số phòng sạch được thiết kế hệ thống sàn nâng cần được chú ý phát hiện ngay tình trạng bất bình thường như mặt sàn bị chênh hay chạm, chèn vào hệ thống dây dẫn ở bên dưới. Vệ sinh các phần bề mặt tiếp xúc để tránh các hạt bụi hay vi khuẩn có thể trú ngụ và phát triển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *