Nhà máy thực phẩm là nơi sản xuất, chế biến thực phẩm phục vụ nhu cầu của con người nên có những tiêu chuẩn khắt khe, chặt chẽ hơn các loại nhà máy khác. Khi xây dựng nhà máy thực phẩm cần phải chú trọng nhiều vấn đề liên quan đến địa điểm, thiết kế, các loại vật liệu…
1. Xem xét, tính toán vị trí xây dựng nhà máy
Vị trí xây dựng nhà máy thực phẩm cần có nguồn nước sạch đầy đủ và thuận tiện giao thông. Ngoài ra cũng phải kiểm tra về địa chất, thổ nhưỡng và các nguồn có thể tiềm ẩn những nguy cơ có thể gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến thực phẩm. Vị trí cũng nên được đặt gần các khu vực có nguyên liệu thô mà nó sử dụng để giúp vận chuyển được nhanh chóng, tránh hư hỏng nguyên liệu và tiết kiệm chi phí vận chuyển.
2. Thiết kế khu vực vệ sinh cho công nhân
Khu vực vệ sinh cho công nhân nên được thiết kế ở lối vào, bao gồm cả các khu vực rửa tay, thay đồng phục, tủ đồ cá nhân…Riêng với khu vực rửa tay, vệ sinh nên bố trí thuận tiện và có mặt ở nhiều vị trí trong nhà máy để sử dụng khi cần thiết.
3. Lựa chọn vật liệu sàn, trần, tường phù hợp
Trần, tường cần sử dụng gam màu sáng, vật liệu phải không thấm nước, không rạn nứt, kháng nấm mốc, chống đọng nước và bám bụi bẩn.
Riêng với sàn phải có bề mặt nhẵn, không trơn trượt, không thấm nước, không có vết nứt, dễ dàng cọ rửa khử khuẩn nhưng phải đảm bảo cho thiết bị và công nhân di chuyển được dễ dàng mà không làm hỏng sàn. Các chất phủ sàn như epoxy hay polyurethane khá phổ biến ở các nhà máy thực phẩm hiện nay.
4. Hệ thống cấp thoát nước
Đối với nhà máy thực phẩm thì hệ thống cấp thoát nước phải được chú trọng để đảm bảo nguồn nước luôn sạch, không nhiễm các chất độc hại, đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ y tế.
Doanh nghiệp cũng cần thiết kế các thiết bị chứa nước đảm bảo dự trữ và cung cấp đủ nguồn nước phụ vụ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm. Nếu sử dụng nước hồi lưu thì cần phải xử lý cẩn thận, đảm bảo an toàn.
Cần có hệ thống thoát nước tốt để giữ cho sàn nhà luôn khô ráo, ngăn ngừa sự tích tụ vi khuẩn nhưng phải bền bỉ. Thoát sàn nên được làm bằng thép không gỉ chống ăn mòn, vi khuẩn và mùi.
5. Sử dụng các thiết bị phù hợp
Các thiết bị nên được làm bằng chất liệu thép không gỉ giúp chống bám vi khuẩn, mùi và hoạt động bền bỉ nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm do vật liệu thô gây ra.
6. Hệ thống thông gió
Những thiết kế theo phương án quạt thông gió tự nhiên hay cưỡng bức đều nhắm hạn chế tối đa khả năng nhiễm khuẩn thực phẩm do không khí. Nhiệt độ môi trường xung quanh phải luôn được kiểm tra sát sao. Hệ thống gió phải được thiết kế sao cho dòng khí không vào được từ khu vực ô nhiễm và cần làm sạch thường xuyên.
7. Hệ thống xử lý chất thải, khu vực nhà vệ sinh
Hệ thống xử lí chất thải và khu vệ sinh là điều cần đặc biệt chú ý trong thi công nhà máy thực phẩm. Nếu đơn vị thi công phòng sạch không cẩn thận sẽ tác động trực tiếp đến sản phẩm của nhà máy. Vì những nguyên liệu, sản phẩm của nhà máy thực phẩm cần được đảm bảo tính vệ sinh an toàn thực phẩm hết sức khắt khe. Cho nên phải thiết kế được đảm bảo tính sạch sẽ, công nhân vệ sinh quét dọn thường xuyên. Hệ thống thoát nước cũng cần làm kín đáo, sạch sẽ, nên làm chạy ngầm trong mặt đất thay vì để trần.
8. Thiết kế bố cục thông minh
Một bố cục phù hợp sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ sở sản xuất thực phẩm nên sắp xếp theo thứ tự sản xuất, với nguyên liệu thô ở đầu và thành phẩm ở cuối.
Với lối di chuyển của nhân viên nên chỉ đi theo một hướng. Điều này sẽ ngăn ngừa ô nhiễm trên toàn bộ dây chuyền sản xuất, đồng thời nâng cao tính an toàn và trách nhiệm.