NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ KHI THIẾT KẾ PHÒNG SẠCH

  1. Bề mặt phòng sạch

Những vết xước, vết khoan đục, nứt, góc nhọn hoặc bề mặt nhấp nhô đều là những điều cần tránh khi thiết kế phòng sạch. Bởi chúng sẽ là trở ngại trong quá trình làm sạch. Điều này không chỉ áp dụng đối với trần, tường hay sàn mà đối với tất cả bề mặt từ bàn, kệ, bề mặt thiết bị…Đảm bảo những bề mặt trong phòng sạch phải được kiểm soát chặt chẽ, tránh khoan đục hay làm việc với tường, trần và sàn.

  1. Ống luồn dây điện

Hệ thống điện cần phải thiết kế trước khi thi công phòng sạch. Không để tình trạng các ống dẫn điện nổi trên bề tường hay trần của phòng sạch được.

  1. Đinh tán

Đinh tán dùng để nối các tấm hoặc giữ cho các khung cửa sổ hoặc rãnh ở đúng vị trí. Đinh tán cũng rất hữu ích trong nhiều trường hợp khác nhau, nhưng bạn cần phải kiểm soát để hạn chế và làm sao cho không thấy đinh tán trên các bề mặt trong phòng sạch.

  1. Bu lông nấm

Bu lông nấm thường được dùng để nối các bảng tên hoặc các lớp ngăn cách phòng, như tấm panel chẳng hạn. Bu lông nấm được coi là giải pháp thi công bởi chi phí rẻ và tiết kiệm. Tuy nhiên để đảm bảo tính an toàn, tránh tích tụ bụi bẩn thì các bu lông nấm này cần phải được giấu kín bằng cách sử dụng silicon lấp các đầu và làm phẳng để không nhìn thấy.  

  1. Phần lồi của Pass Box

Passbox hay còn gọi là hộp chuyển đồ, được sử dụng trong phòng sạch. Passbox giúp đồ dùng khi chuyển vào phòng sạch được đảm bảo độ sạch sẽ, ngăn chặn sự lây nhiễm trên bề mặt sản phẩm, tránh ô nhiễm chéo.

Nếu vận chuyển từ phòng sạch cấp B sang phòng sạch cấp A thì phần nhô ra của Pass Box phải nằm ở môi trường cấp B. Phòng sạch cấp A nên được giữ một cách bằng phẳng nhất có thể. Không để mỗi phòng nhô ra một phần của Pass Box.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *