QUY TRÌNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

Thực phẩm chức năng là dạng thực phẩm giúp hỗ trợ bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật nên được nhiều người tiêu dùng lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên để lựa chọn được sản phẩm chất lượng tốt người tiêu dùng cần có hiểu biết cơ bản về sản phẩm như quy trình sản xuất thực phẩm chức năng.

Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng

Theo quy chuẩn của bộ y tế, quy trình sản xuất thực phẩm chức năng phải đảm bảo đúng theo quy định. Cụ thể quy trình sản xuất thực phẩm chức năng bao gồm các bước sau: 

  1. Kiểm duyệt và nhập nguyên liệu
  2. Kiểm nghiệm nguyên liệu
  3. Sơ chế nguyên liệu
  4. Tách lọc và pha trộn nguyên liệu
  5. Đóng nang tự động
  6. Ép vỉ và đóng lọ
  7. Hoàn thiện sản phẩm
  8. Kiểm nghiệm lâm sàng
  9. Nhập kho, lưu mẫu và bàn giao

Trên đây là những bước cơ bản trong quy trình sản xuất thực phẩm chức năng. Tuy nhiên ở mỗi quốc gia sẽ có những quy định riêng về nhà máy sản xuất TPCN. Đồng thời ở mỗi dạng sản phẩm chẳng hạn như quy trình sản xuất thực phẩm chức nắng dạng viên nang hay viên nén có khác nhau. Nhưng về cơ bản thì đều trải qua dây truyền sản xuất cơ bản theo quy chuẩn được phê duyệt của Bộ y tế.

Nguyên tắc trong từng quy trình sản xuất thực phẩm chức năng

* Trong việc lựa chọn nguyên liệu:

Nguyên liệu được lựa chọn vào sản xuất thực phẩm chức năng phải trải qua quá trình kiểm định kĩ lưỡng. Đảm bảo không nằm trong danh mục bị cấm, đồng thời hàm lượng được sử dụng phải hợp lý. 

* Về khâu kiểm nghiệm lấy mẫu:

Sau khi được lựa chọn và cho vào kho sản xuất, những nguyên liệu này sẽ được lấy mẫu kiểm nghiệm theo các tiêu chuẩn đã thống nhất và công bố trước đó. Các nguyên liệu này tuyệt đối không được tương tác với nhau bởi nó sẽ gây hại đến sức khỏe và tính mạng con người, Chỉ khi nào 100% lô nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn thì mới được chuyển tiếp sang xưởng sản xuất, còn không sẽ bị dừng lại hoặc hủy bỏ. Và để đảm bảo giữ nguyên vẹn các thành phần có trong từng sản phẩm thì chúng sẽ được bảo quản trong môi trường nhiệt độ thích hợp.

* Trong khâu pha trộn thực phẩm chức năng:

Các loại thảo dược được đưa vào xưởng sản xuất thực phẩm chức năng sau khi kiểm nghiệm thành công sẽ được nghiền nhỏ và pha trộn với nhau tạo thành dạng bột. Tuy nhiên cũng có loại sẽ được tạo thành dạng viên nhộng. Bởi đặc tính của mỗi loại thảo dược sau khi được pha chế thành thực phẩm chức năng theo tác dụng định trước đó. Nên sau khi pha trộn những hợp chất đó không thể để lâu mà phải được bảo quản trong điều kiện nhất định. 

* Về quy cách đóng gói:

Sau khi tạo ra thành sản phẩm thực phẩm chức năng thành công, mỗi loại sản phẩm sẽ được đóng gói theo bao bì và được kiểm tra, dán nhãn đúng theo quy định. Ghi rõ thông tin về sản phẩm, đối tượng cũng như thành phần, cách dùng, liều lượng sử dụng, nhiệt độ bảo quản, ngày sản xuất và kỳ hạn sử dụng. Đặc biệt thành phẩm đều phải được cấp một số mã số đặc biệt hoặc một kí hiệu nhận dạng riêng.

* Điều kiện bảo vệ sản phẩm:

Điều kiện để bảo quan sản phẩm thực phẩm chức năng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới WHO, TPCN cần đảm bảo về các yếu tố môi trường khô, thoáng, nhiệt độ từ 15 – 25 độ C, độ ẩm không được lớn hơn 70%. Đặc biệt, tránh ánh sáng trực tiếp và mùi từ bên ngoài xâm nhập vào. Ngoài ra, kho bảo quản cần có diện tích rộng rãi, thoáng mát và có biện pháp cần thiết đối với việc bảo quản chất nhạy cảm như ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ… đồng thời cần đảm bảo những điều kiện đặc biệt tùy theo yêu cầu trên nhãn dán của TPCN.

* Thực hiện thử nghiệm lâm sàng TPCN

Để được phân phối sản phẩm, trước khi đưa thực phẩm chức năng ra thị trường cần phải trải qua giai đoại thử nghiệm lâm sàng để kiểm định về chất lượng, độ an toàn của sản phẩm. Việc này giúp nhà sản xuất chắc chắn được hiệu quả, cách sử dụng và những khuyến cáo cụ thể cho người tiêu dùng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *