CÁCH XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP

Trong thị trường công nghiệp hiện nay, ngành chế biến thực phẩm đóng hộp đóng góp đáng kể vào nguồn thu nhập kinh tế và phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ ấy, hàng triệu khối lượng lớn nước thải sinh ra mỗi ngày, đe dọa trực tiếp đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Tại sao phải có hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm đóng hộp?

Sự phát triển của ngành chế biến thực phẩm đóng hộp đã kéo theo việc tiêu thụ nước ngày càng tăng. Mỗi bước trong quá trình chế biến thực phẩm, từ việc thu thập nguyên liệu, rửa, ngâm, sơ chế đến việc chế biến và bảo quản, đều sử dụng một lượng lớn nước. Nguồn nước này sau khi sử dụng trở thành nước thải chứa đựng nhiều chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình trên. Nếu không được xử lý kỹ lưỡng, nước thải này sẽ thải thẳng ra môi trường, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, nguồn nước ngầm và sức khỏe của cư dân xung quanh.

Đặc điểm của nước thải chế biến thực phẩm đóng hộp

Như đã phân tích ở trên, nước thải của ngành này phát sinh từ các giai đoạn sản xuất như rửa, ngâm, sơ chế, chế biến,…Thành phần nước thải thông thường gồm:

  • Chất hữu cơ: Từ các nguyên liệu thực phẩm.
  • Dầu mỡ: Từ quá trình làm sạch và chế biến và vận hành thiết bị
  • Muối, phụ gia và các chất hóa học: Từ quá trình chế biến.

Những tác động của nước thải chế biến thực phẩm đóng hộp đến môi trường

Nước thải từ ngành này khi không được xử lý đúng cách sẽ gây ra những vấn đề sau:

  • Ô nhiễm nguồn nước: Các chất hóa học và chất ô nhiễm khác sẽ làm giảm chất lượng nước, ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.
  • Ô nhiễm hệ sinh thái: Nước thải có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của các động thực vật sinh sống dưới nước, phá vỡ cân bằng hệ sinh thái.  
  • Tác động đến sức khỏe cộng đồng, phát sinh các bệnh nghiêm trọng.

Một số phương pháp xử lý nước thải đối với ngành chế biến thực phẩm đóng hộp.

Để xử lý nước thải một cách hiệu quả, ngành chế biến thực phẩm đóng hộp thường áp dụng các phương pháp sau đây:

  • Xử lý cơ học: bằng hệ thống lọc và kết tủa, hệ thống có thể loại bỏ các hạt chất rắn lớn.
  • Xử lý sinh học: cách này sẽ sử dụng vi khuẩn và vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ trong nước thải.
  • Xử lý hóa học: phương pháp này sử dụng các hợp chất hóa học để tẩy rửa và loại bỏ các chất độc hại.
  • Tái sử dụng và tái chế: với công nghệ tái chế hiện tái sẽ cho phép một phần nước thải được tái sử dụng, giảm thiểu lượng nước tiêu thụ và tái sinh nguồn nước mới.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *