LÀM GÌ ĐỂ GIẢM THIỂU VI KHUẨN TRONG NHÀ MÁY THỰC PHẨM?

Đối với các nhà máy sản xuất chế biến thực phẩm, việc giữ cho môi trường sạch sẽ không bị nhiễm vi khuẩn và các mầm bệnh là điều cực kì quan trọng. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến các sản phẩm, làm giảm hoặc biến đổi chất lượng và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Một số phương pháp mà các nhà máy thực phẩm có thể xem xét, áp dụng để làm giảm vi khuẩn trong môi trường sản xuất.

1/ Sử dụng các loại đèn UV diệt khuẩn

Những loại đèn này đã được khoa học chứng minh là có thể tiêu diệt đáng kể các vi khuẩn và mầm bệnh (trong một số trường hợp, lên đến 99%). Chúng ta không cần sử dụng đến hóa chất khi sử dụng đèn UV, là một công cụ tuyệt vời giúp loại bỏ ô nhiễm. Tuy nhiên đèn UV vẫn có thể gây hại cho da và mắt, vì vậy điều quan trọng là phải sử dụng chúng ở những khu vực trống trải hoặc những khu vực không có công nhân. Tuy nhiên, không giống như chất tẩy rửa hóa học, chúng ta không mất thời gian chờ đợi để được vào cơ sở sau khi sử dụng đèn UV diệt khuẩn

2/ Giữ sàn nhà sạch sẽ

Sàn là một trong những khu vực chính mà vi khuẩn sẽ tồn tại và phát triển nếu không được kiểm soát. Công nhân có thể sẽ mang các hạt vi khuẩn trên quần áo cá nhân của họ đến các vật liệu thực phẩm và đồ uống rơi từ thiết bị. Vì lý do đó, sàn nhà cần phải được làm sạch và khử trùng kỹ lưỡng.

Giữ cho sàn nhà sạch sẽ, càng khô càng tốt cũng là điều cần thiết. Nhiều vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn listeria, phát triển trong nước và khu vực ẩm ướt, do đó, việc để các khu vực này không được xử lý có thể dẫn đến việc lây lan vi khuẩn và ô nhiễm sau đó. Sàn nhà cần thiết kế có độ dốc thích hợp để nước và các vật liệu khác có thể chảy về hệ thống thoát sàn để giữ cho sàn khô ráo.

3/ Công cụ vệ sinh theo mã màu

Một cách để ngăn ngừa lây nhiễm chéo và lây lan vi khuẩn là sử dụng các dụng cụ làm sạch theo mã màu, nó sẽ giúp đẩy nhanh quá trình làm sạch và đồng thời ngăn chặn việc sử dụng bất kỳ dụng cụ nào không được phép trong các khu vực cụ thể.

Ví dụ:

Quy định màu có thể được sử dụng cho các bề mặt tiếp xúc với các sản phẩm thực phẩm sống, như trứng và thịt, vốn nổi tiếng là mang mầm bệnh truyền qua thực phẩm. Một màu khác có thể dành cho các bề mặt không phải thực phẩm. Các thiết bị có thể có nhiều màu sắc khác nhau tùy theo nhu cầu để có thể đảm bảo không có sự lây nhiễm chéo qua các dụng cụ làm sạch.

4/ Thiết kế hệ thống thoát nước phù hợp

Hệ thống thoát nước giúp sàn nhà khô ráo, không có nước đọng và cặn bẩn. Không phải tất cả các hệ thống thoát nước sàn đều được tạo ra giống nhau, vì vậy chúng ta cần phải lựa chọn một thiết kế hợp lý. Tốt nhất, hệ thống thoát nước cần được làm bằng vật liệu bền (VD: thép không gỉ), dễ làm sạch, an toàn và bền bỉ. Đồng thời chúng ta cần đảm bảo rằng hệ thống thoát nước sàn của nhà máy không có các góc, khe hở, nơi có nhiều vi khuẩn có thể ẩn náu và sinh sôi.

5/Đảm bảo các sản phẩm thực phẩm chín đạt nhiệt độ thích hợp

Một cách khác để giảm thiểu vi khuẩn trong nhà máy thực phẩm là đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm được nấu chín ở nhiệt độ thích hợp. Các loại thực phẩm khác nhau yêu cầu mức nhiệt độ khác nhau để có thể triệt tiêu vi khuẩn không mong muốn.

Việc đào tạo nhân sự là rất quan trọng trong trường hợp này, vì việc điều khiển các thiết bị nấu khác nhau phải thực hành một cách chuẩn xác. Người quản lý nhà máy và nhân viên bảo trì cũng phải luôn đảm bảo cơ sở hạ tầng nấu của nhà máy ở trong tình trạng hoạt động tốt.

6/ Giữ thiết bị sạch sẽ

Tất cả các thiết bị chế biến thực phẩm rất dễ bị nhiễm bẩn, đặc biệt là những thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu thô. Bất kỳ thiết bị nào có bề mặt gồ ghề, vết nứt hoặc kẽ hở đều có nguy cơ chứa vi khuẩn có hại và nhiều mầm bệnh khác. Vì vậy, cần khử trùng mọi thiết bị bằng cách sử dụng các hóa chất và chất tẩy rửa đã được phê duyệt, cũng như việc thực hành vệ sinh nghiêm ngặt của nhân viên. Cần phải có sẵn các trạm rửa tay trong nhà máy, luôn dự trữ đầy đủ các chất khử trùng, xà phòng và khăn giấy để sử dụng khi cần thiết.

7/ Làm sạch hệ thống làm mát và đông lạnh

Listeria – một trong số các mầm bệnh thường gặp trong các nhà máy thực phẩm, có thể phát triển mạnh trong môi trường nhiệt độ thấp. Có nghĩa rằng nếu chỉ làm lạnh là không đủ để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn này. Các vi khuẩn có thể tự bám vào bề mặt, trong quá trình luân chuyển không khí lạnh khắp phòng, chúng sẽ gây nhiễm bẩn cho sản phẩm.

Nước đọng và bụi bẩn đều là những vấn đề ô nhiễm trong phòng sạch nói chung và đặc biệt với các hệ thống làm lạnh và cấp đông trong nhà máy sản xuất thực phẩm. Do đó, tất cả các bộ phận của hệ thống làm lạnh và cấp đông của nhà máy thực phẩm phải được vệ sinh kỹ lưỡng thường xuyên.

Bộ lọc không khí cũng cần được kiểm tra thường xuyên và thay thế ngay khi cần thiết. Nó không chỉ giúp loại bỏ mầm bệnh mà còn giúp duy trì độ tươi và chất lượng của sản phẩm.

8/ Làm việc với các nhà cung cấp về các biện pháp an toàn vệ sinh

Mặc dù các nhà cung cấp có thể sẽ thực hiện các biện pháp khử trùng hàng hóa của họ trước khi vận chuyển. Tuy nhiên, mức độ vệ sinh sẽ không kỹ lưỡng đến mức độ cần thiết và sản phẩm có thể nhiễm vi khuẩn và các mầm bệnh khác trong quá trình vận chuyển. Do vậy, quản lý nhà máy phải thường xuyên liên lạc với tất cả các nhà cung cấp để thảo luận về các biện pháp an toàn và vệ sinh, từ đó phối hợp nỗ lực loại bỏ ô nhiễm.

9/ Làm sạch hệ thống xử lý không khí

Giống như hệ thống sưởi và làm mát, hệ thống xử lý không khí sẽ điều chỉnh nhiệt độ phòng bằng cách kiểm soát độ ẩm. Nó cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề ô nhiễm và vi khuẩn.

Với những phương pháp trên, các nhà máy sản xuất chế biến thực phẩm có thể giảm thiểu vi khuẩn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, trước khi đi vào sản xuất, cần đưa ra những thiết kế phù hợp để xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn, có như vậy mới đảm bảo một môi trường sạch sẽ, an toàn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *